Nếu da nhờn muốn không lên mụn thì phải biết cách chọn kem dưỡng ẩm này

Nếu da nhờn muốn không lên mụn thì phải biết cách chọn kem dưỡng ẩm này

Sun Jan 07 2018

Nhiều bạn lầm tưởng rằng dưỡng ẩm chỉ sẽ làm bí da dầu và gây mụn nhiều hơn. Điều này không hề đúng vì ngay cả da dầu mụn khi được dưỡng ẩm tốt và đầy đủ hàng ngày cũng sẽ được phục hồi và trở nên khỏe mạnh. Bất kể bạn có làn da gì thì nhu cầu dưỡng ẩm vẫn rất cần thiết và đem lại nhiều lợi ích cho da. Thế nhưng nếu bạn chọn sai sản phẩm thì sẽ bị phản tác dụng và hậu quả có thể chính dưỡng ẩm của bạn là nguyên nhân gây mụn hoặc làm cho mụn trở nên trầm trọng hơn. Vậy nên, bạn hãy cập nhật ngay những kiến thức cơ bản và cần thiết về cách chọn sản phẩm dưỡng ẩm sau đây để chọn được sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp, như vậy mới có thể giúp tối ưu việc chăm sóc giữ ẩm cho da hằng ngày mà không gây mụn.

Ưu tiên chọn kem dưỡng ẩm thỏa mãn các đặc điểm sau

Có chứa một ít thành phần khóa ẩm (Occlusive): bên cạnh các thành phần hút ẩm và làm mềm da, giữ ẩm (humectant và emollient) thì các thành phần khóa ẩm (occlusive) cũng có một vai trò rất quan trọng trong lọ kem dưỡng. Chúng giúp tạo một lớp màng ngăn cách trên da, hạn chế sự bốc hơi của nước và các dưỡng chất trước đó bạn đã dùng.

Đặc điểm của các chất khóa ẩm là thường gây cảm giác “nặng mặt”, bết dính trên da nên những bạn chưa quen thường cảm giác khó chịu và nghĩ da mình bị “bí”. Các bạn da dầu lại càng có xu hướng tránh xa những thành phần này. Tuy nhiên, hãy nghĩ lại nhé vì một vài loại kem dưỡng ẩm để tạo cảm giác “thấm nhanh, không gây bết dính” đã bỏ qua các thành phần khóa ẩm và từ đó, dù tạo cảm giác rất nhẹ mặt, không bết dính nhưng chúng lại không có khả năng dưỡng ẩm mà một lọ kem dưỡng phải có. 

Một vài chất khóa ẩm thường gặp là: petrolatum, mineral oil, các loại dầu thực vật (jojoba, grapeseed, argan,…), lanolin, beewax, silicones (dimethicone, cyclopentasiloxane và phenyl trimethicone), vv. Trong đó, dimethicone là ứng cứ viên thích hợp nhất cho da dầu, mụn vì em ấy là một thành phần không gây bít lỗ chân lông (noncomedogenic), không gây kích ứng (hypoallergic) và khá nhẹ nhàng trên da, không gây cảm giác nặng mặt nhiều như các thành phần khóa ẩm khác. Tất nhiên, thành phần này không dành cho các cô nàng bị dị ứng silicones và lưu ý là phải tẩy trang kỹ càng khi dùng các sản phẩm có chứa thành phần này.

Gel dưỡng ẩm cho da dầu, da hỗn hợp dầu Clinique Dramatically Different Moisturizing Gel

Ngoài ra, bạn cũng nên nhanh nhanh ôm về nếu lọ kem dưỡng đó có chứa thêm các thành phần dưới đây

Các thành phần antioxidant (green tea, vitamin E, vv.) giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa bã nhờn (sebum oxidantion). Khi bã nhờn bị oxy hóa, chúng sẽ dẫn đến một tình trạng gọi là hyperkeratosis (tình trạng sản sinh keratin quá mức), các keratin này sẽ kết dính các tế bào chết trên da và tạo nên một khối khổng lồ gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn. (Đây cũng là lí do mà bạn phải dùng kem chống nắng hàng ngày để ngăn chặn tình trạng oxy hóa bã nhờn).

Natural moisturizing factors (NMF) – nhân tố tạo ẩm tự nhiên: đây là một nhóm các thành phần có sẵn trên da, có nhiệm vụ cấp nước giúp da luôn mềm mại, ẩm mượt. Việc bổ sung thêm các thành phần NMF giúp tăng khả năng cấp nước cho da và cân bằng tình trạng nước – dầu trên da. Một vài chất cần thiết để tăng cường NMF: Pyrrolidone Carboxylic Acid (PCA), Urea, Lactic Acid (AHA), Glycerin/ Glycerol, Hyaluronic Acid, Fatty Acid, Ceramides, Panthenol, Butylene Glycol, Propylene Glycol, vv.

Kem dưỡng trắng tái tạo da Phy-mongShe No.9 Effector Touch Cream chứa AHA

Ưu tiên chọn kem dưỡng ẩm có 1 trong 3 từ khóa sau trên nhãn

Nếu da của bạn thuộc loại da nhờn và bị mụn, thì lời khuyên là bạn nên chọn những sản phẩm dưỡng ẩm chứa 3 từ khóa sau đây: Oil Free (không chứa dầu), Non-comedogenic (không gây bít lỗ chân lông) hoặc Non-acnegenic (không gây mụn). Những từ khóa này đều là những từ khóa sẽ được thể hiện rõ trên thân chai hoặc ngay ở vỏ hộp của sản phẩm. 

Ưu tiên chọn kem dưỡng ẩm thấm nhanh, không nhờn dính

Với làn da dầu thì một sản phẩm kem dưỡng ẩm càng thấm nhanh thì càng tốt cho da vì nó sẽ khiến da không bị nhờn dính, bí tắc hay khó chịu. Thông thường, kem dưỡng ẩm dạng cream sẽ thấm lâu hơn so với dạng gel hoặc dạng sữa hay emulsion. Bởi vậy, với làn da dầu, nên ưu tiên chọn các loại kem dưỡng ẩm có kết cấu thiên về gel, sữa hoặc emulsion để kem thấm nhanh hơn trên da.


Tinh chất dưỡng ẩm chuyên sâu Clinique Moisture Surge Hydrating Supercharged

Kem dưỡng ẩm sâu đặc trị cho mọi loại da Clinique Moisture Surge Extended Thirst Relief

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn rằng bất kỳ sản phẩm nào không đáp ứng 1 trong 3 điều này thì sẽ không phù hơp với da dầu mụn vì có rất nhiều sản phẩm không có cả 3 điều kiện trên những vẫn rất thích hợp cho da dầu mụn. Điều quan trọng là phải hiểu rõ nhu cầu của làn da bạn.

Bài viết nổi bật

Bài viết nổi bật

Bài viết cùng chủ đề