Chất hút ẩm, chất khóa ẩm, chất làm mềm! Bạn có nhầm lẫn 3 chất này trong dưỡng ẩm?

Chất hút ẩm, chất khóa ẩm, chất làm mềm! Bạn có nhầm lẫn 3 chất này trong dưỡng ẩm?

Wed May 17 2017


Bạn có nhầm lẫn giữa chất hút ẩm, giữ ẩm và khóa ẩm?


Đôi khi bạn vẫn dùng các sản phẩm dưỡng ẩm, nhưng kỳ lạ thay
là nó lại không dưỡng tốt như bạn mong đợi, hoặc chỉ dưỡng ngay lúc đó còn sau
đó lại có xu hướng khô đi? Đừng quá ngạc nhiên, câu trả lời nằm ở thành phần dưỡng
ẩm của sản phẩm, và bạn có chon đúng sản phẩm loại da mình cần hay không.

Một sản phẩm dưỡng ẩm hoàn hảo phải là sự kết hợp của cả 3 chất
sau: chất hút ẩm, chất làm mềm và chất khóa ẩm. Thiếu 1 trong 3, làn da bạn
không đủ ẩm để duy trì độ đàn hồi.

Chất hút ẩm (Humectants)

Đây là hoạt chất thông minh mở đầu cho kỷ nguyên làm đẹp “hiểu
rõ làn da bạn muốn gì”. Chất hút ẩm đơn giản nhất được biết đến trước đây là
Glycerin, 1 loại gel hút ẩm có nguồn gốc thiên nhiên hoặc có thể tổng hợp được từ
quá trình xà phòng hóa. Sau glycerin, người ta phát hiện được ngôi sao sáng Hyaluronic
Acid
, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hơn khi có thể “cõng” trên lưng lượng nước gấp
1000 lần cấu trúc phân tử chính nó.

Nguyên tắc hoạt động:

Các Humectants khi phân tán trên da lập tức làm nhiệm vụ hút
no nước từ không khí bên ngoài và các lớp hạ bì sâu dưới da đưa lên nuôi biểu
bì da. Bề mặt da dưới tác dụng của các humectants sẽ:

–  Căng mọng, no nước, được cấp ẩm tuyệt đối.

–  Tế bào da mở ra đón nhận dưỡng chất tốt hơn.

Nhược điểm:

Humectants không phân biệt được đâu là nơi cần nuôi dưỡng,
và đâu là nơi cần hút nước, thay vào đó nó chỉ tập trung hút nước từ môi trường
giàu ẩm sang môi trường ít ẩm hơn. Chính vì vậy, nếu độ ẩm không khi xuống thấp,
quá khô thì các humectants trên da sẽ phản tác dụng, hút ngược nước từ da ra
môi trường bên ngoài.  

Bên cạnh đó, bản chất các humectants gốc nước sẽ không bền vững
trên da, dễ bốc hơi lôi kéo nước trên da khiến da khô đi. Khi dùng sản phẩm chứa
humectants hút ẩm như toner, lotion, serum… bắt buộc phải dùng kèm chất khóa ẩm
bên ngoài.

Các Humectants phổ biến: Hyaluronic Acid, Glycerin, Butylene
Glycol, AHA….

Gợi ý sản phẩm chứa Hyaluronic Acid: 

Mặt nạ dưỡng ẩm sâu Timeless Truth
Hyaluronic Q10 Hydrating Pure Cotton Mask. 

Giá 49.000đ/ miếng

SHOP NOW

———————————————————————————-


Chất khóa ẩm (Occlusive)

Chất khóa ẩm, làm đúng chức năng như tên của mình, khóa tất
cả dưỡng chất trên da lại, nội bất xuất ngoại bất nhập. Cần chắc chắn bạn chỉ
dùng khóa ẩm khi da đã được tiếp đủ ẩm, no nước vì 1 khi đã khóa ẩm thì nước
cũng như các sản phẩm gốc nước không thể “xâm nhập” vào để nuôi da được nữa.

Bản chất chất khóa ẩm thường là các loại dầu, chất béo có khả
năng duy trì độ đàn hồi và tạo rào chắn bảo vệ da hiệu quả. Tuy nhiên, như
Humectants, bản thân chất khóa ẩm tồn tại nhược điểm.

Nhược điểm

Vì đặc tính khóa ẩm mạnh mẽ, 1 nguy cơ lớn hơn là lỗ chân
lông có xu hướng bị bít kín, dẫn đến ách tắc và có xu hướng gây ra mụn. Nếu bạn
sở hữu 1 làn da nhạy cảm, hoặc da có thiên hướng tiết nhiều dầu, dễ lên mụn nên
hạn chế dùng kem dưỡng chứa nhiều chất khóa ẩm.

Giải pháp: 

Chọn các chất khóa ẩm có kết cấu nhẹ, thân thiện
với chất béo tự nhiên trên da như Squalene Olive, Jojoba Oil…

Các chất khóa ẩm tiêu biểu: Shea Butter, Almond Oil, Mineral
Oil, Petrolatum, Sunflower Oil, Soybean Oil….

Gợi ý kem dưỡng khóa ẩm:

Kem dưỡng trắng tái tạo da Phy-mongShe No.9 Effector Touch Cream. 

Giá 1.496.000đ. 

SHOP NOW

                                                                      ———————————————————————————-

Chất làm mềm (Emollients)

Là 1 sự lựa chọn tương đối dễ chịu cho da, không quá dày như
các chất khóa ẩm occlusive, cũng không dễ bốc hơi như các humectants. Chất làm
mềm đóng vai trò quan trọng trong việc làm mềm các vảy da khô bong tróc mắt thường
không nhìn thấy được, lấp đầy các rãnh nhăn và bề mặt gồ ghề li ti trên da, tạo
cảm giác mềm và mịn (dù cảm giác đó có thể là tức thời).

1 nhược điểm dễ thấy của các chất làm mềm là 1 chất gốc dầu
cũng sẽ gây ra tình trạng bít kín lỗ chân lông, khiến da “khó thở”, ách tắc
sinh mụn. Tuy nhiên sẽ không quá khắc nghiệt như các chất khóa ẩm quá dày khác.

Chất làm mềm emollients điển hình: các acid béo (oleic
acid, linoleic acid), ceramides, squalene olive…

Gợi ý sản phẩm chứa chất làm mềm Squalene Olive

Kem dưỡng ẩm chuyên sâu ngày và đêm Botani Olive Repair Cream Day/ Night Moisturiser 120gr. 

Giá 1.359.000đ

                                                                                                                   SHOP NOW

Hy vọng bài viết sẽ làm rõ khái niệm dưỡng ẩm trong dưỡng da, đồng thời giúp các bạn hiểu rõ hơn về chất khóa ẩm, hút ẩm và làm mềm để có thể chọn đúng sản phẩm mà làn da mình đang cần nhé. 

                                                                                                                                                                                                                               QQ,

Bài viết nổi bật

Bài viết nổi bật

Bài viết cùng chủ đề